Vệ sinh nội thất bên trong ô tô gồm cả bộ ghế nỉ ô tô là việc cố định hàng tuần để đảm bảo nội thất luôn mới, sạchm thơm tho. Ghế làm từ da, vải nên dễ bẩn khó lau chùi nên nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến phai màu và xuất hiện nấm mốc, ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng. Cùng chúng tôi xem các cách hướng dẫn chi tiết và đơn giản vệ sinh ghế nỉ ngay tại nhà.
Vệ sinh ghế nỉ ô tô bằng máy hút bụi
Các vết bẩm như bụi, dính đồ ăn như bánh, kẹo, đồ ăn khác, … trên ghế nỉ hoàn toàn có thể sử dụng máy hút bụi để làm sạch. Có 1 số vết bẩn sẽ không làm sạch bằng máy hút bụi nên cũng cần thực hiện thủ công bằng tay trên ghế nỉ ô tô kỹ hơn theo các bước sau đây để tránh gây vi khuẩn và mùi hôi trên xe.
Bước 1: Hút bụi khu vực ghế nỉ cần vệ sinh
Trước khi vệ sinh ghế nỉ ô tô, bạn cần quan sát và kiểm tra thật kỹ bề mặt ghế có bị thủng hay rách không để tránh tình trạng nước, chất tẩy rửa thấm vào các vị trí này, làm ảnh hưởng đến độ bền của tấm đệm mút được bọc bên trong ghế. Nếu phát hiện có lỗ thủng, bạn hãy che chắn kỹ lưỡng trước khi tiến hành vệ sinh ghế da ô tô.
Máy hút bụi là lựa chọn thích hợp để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, các mảnh thực phẩm vụn vỡ trên ghế nỉ. Thông thường, bạn nên sử dụng loại mini để dễ dàng xử lý các khe ghế và đường chỉ, từ đó nâng hiệu quả làm sạch.
Bước 2: Xịt một lớp dung dịch vệ sinh lên ghế
Sau khi đã hút sạch bụi bẩn, bạn sẽ xịt một lớp mỏng dung dịch vệ sinh ghế nỉ ô tô chuyên dụng lên bề mặt ghế rồi dùng khăn microfiber hoặc khăn lau xe chuyên dụng để làm sạch các vết bẩn bám trên ghế. Lưu ý rằng thao tác cần được thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm hỏng bề mặt ghế.
Bước 3: Sử dụng bàn chải xử lý khu vực cần làm sạch
Đối với các vết bẩn cứng đầu, khó làm sạch bằng khăn, bạn sẽ xịt trực tiếp chất tẩy rửa lên khu vực cần làm sạch. Sau đó, dùng bàn chải lông mềm chà nhẹ nhàng theo hình tròn để sạch vết bẩn, tránh chà mạnh tay khiến vết bẩn loang rộng và làm hỏng chất liệu nỉ.
Bước 4: Lau sạch bọt bẩn bằng khăn sợi nhỏ
Khi xử lý xong các vết bẩn, bạn lấy khăn sợi nhỏ khô lâu lại một cách nhẹ nhàng để làm sạch các bột bẩn từ chất tẩy rửa và để ghế khô tự nhiên.
Bước 5: Tiếp tục thực hiện cho tới khi sạch
Nếu kiểm tra lại mà vẫn còn các vết bẩn sót lại thì bạn sẽ thực hiện lại theo đúng quy trình cho đến khi sạch hoàn toàn. Các bước vệ sinh cần cẩn thận và kỹ lưỡng hơn để đỡ tốn thời gian và đảm bảo hiệu quả.
Bước 6: Hút bụi lại sau khi bạn hoàn tất
Sau khi hoàn tất việc vệ sinh, bạn tiến hành thu dọn và hút bụi lại một lần nữa để giúp làm sạch bất kỳ chất lỏng nào còn tích tụ và làm khô vải. Có thể mở cửa xe, phơi nắng hoặc dùng máy sấy để giúp ghế khô nhanh chóng trước khi sử dụng.
Hướng dẫn vệ sinh ghế nỉ ô tô bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng
Đối với các vết bẩn từ nước ngọt, cà phê, trà hay dầu mỡ,… khi bị đổ vào ghế nỉ sẽ rất khó làm sạch theo phương pháp bình thường. Việc sử dụng dung dịch vệ sinh ghế nỉ ô tô chuyên dụng ngay khi vết bẩn mới xuất hiện sẽ là giải pháp tối ưu nhất. Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện dưới đây.
Bước 1: Hút bụi khu vực ghế nỉ cần vệ sinh
Trước khi bắt đầu vệ sinh ghế nỉ ô tô, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như máy hút bụi, bàn chải mềm, khăn microfiber và bình xịt để pha dung dịch làm sạch. Lưu ý không sử dụng các loại hóa chất tẩy mạnh, không rõ nguồn gốc vì chúng có thể làm hỏng chất liệu nỉ và gây dị ứng cho bạn trong quá trình vệ sinh ghế.
Để tiến hành vệ sinh, bạn cần dùng máy hút bụi để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và các mảnh vụn trên bề mặt ghế, đảm bảo hút kỹ từng khe nhỏ và đường chỉ để không bỏ sót bất kỳ hạt bụi nào.
Bước 2: Xịt một lớp dung dịch vệ sinh lên ghế
Nếu vết bẩn đã khô, bạn cần phải làm ướt lại bằng cách xịt một ít nước trước khi sử dụng dung dịch vệ sinh ghế. Sau đó, pha loãng hóa chất tẩy rửa theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm rồi đổ dung dịch vào bình xịt và phun lên bề mặt ghế.
Tiếp đến, bạn dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng theo hình tròn để dung dịch thấm đều vào vết bẩn và loại bỏ chúng. Nếu ghế quá bẩn, có thể thực hiện lặp lại quá trình này một vài lần cho đến khi sạch hoàn toàn.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh ghế nỉ ô tô chuyên dụng với các mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm chất lượng được sử dụng phổ biến như Sonax Interior Cleaner Limpia tapices, Liqui Moly của Đức hay 3M Leather & Vinyl Restorer, Howard Upholstery Cleaner của Mỹ,…
Bước 3: Chờ ghế khô hoàn toàn
Sau khi quá trình làm sạch hoàn tất, bạn dùng khăn microfiber khô để lau sạch hóa chất còn sót lại. Bạn có thể mở cửa hoặc đỗ xe ở nơi thoáng đãng, giúp ghế và nội thất xe nhanh khô trước khi sử dụng trở lại.
Hướng dẫn vệ sinh ghế nỉ ô tô bằng chất tẩy rửa có sẵn tại nhà
Trong trường hợp không có dung dịch vệ sinh chuyên dụng, bạn có thể tự tay pha chế các loại hỗn hợp làm sạch từ những nguyên liệu có sẵn tại nhà để linh hoạt trong việc xử lý vết bẩn. Dưới đây là một số công thức pha dung dịch vệ sinh ghế nỉ ô tô vừa mang lại hiệu quả cao, vừa tiết kiệm chi phí:
1 – Chất tẩy trắng hoặc chất phụ gia
Nếu không tìm mua được dung dịch vệ sinh chuyên dụng thì bạn có thể sử dụng chất tẩy trắng quần áo hoặc chất phụ gia hòa cùng với nước ấm. Cách thực hiện là dùng miếng bọt biển nhúng vào dung dịch vừa pha và chà nhẹ nhàng lên mặt ghế để loại bỏ vết bẩn. Cuối cùng, làm ướt khăn sợi mềm bằng nước lạnh rồi lau sạch chất tẩy rửa trên ghế và để ghế khô tự nhiên.
2 – Giấm + xà phòng rửa chén + nước nóng
Giấm trắng và xà phòng rửa chén cũng được sử dụng để làm chất tẩy rửa vải nỉ rất hiệu quả. Công thức là 250ml giấm, 4l nước nóng và một vài giọt xà phòng rửa chén. Sau đó, bạn thoa đều hỗn hợp lên khu vực bị bẩn và dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng rồi lấy khăn mềm sợi nhỏ đã thấm nước để để lau sạch phần dung dịch tẩy rửa.
3 – Baking Soda
Baking soda có thể được xem như là một chất tẩy rửa, có khả năng loại bỏ các vết bẩn và mùi khó chịu trên ghế nỉ. Bạn cần trộn đều 60g baking soda với 250ml nước ấm, sau đó thoa một lớp mỏng dung dịch lên ghế rồi bàn chải đánh răng mềm để chà lên vết bẩn. Trong khoảng 30 phút, bạn dùng khăn mềm sạch thấm nước để khô hỗn hợp đó.
Mẹo xử lý nhanh các vết bẩn “cứng đầu” trên ghế nỉ
Ngoài các cách vệ sinh ghế nỉ xe ô tô kể trên, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ giúp xử lý nhanh các vết bẩn “cứng đầu” thường gặp trên ghế nỉ như:
Vết dầu mỡ: Sử dụng khăn mềm sạch có thấm xà phòng để lau ở khu vực vết bẩn và lấy một chiếc khăn mềm nhúng qua nước để làm sạch lại bề mặt ghế. Vết cà phê: Lấy một viên đá lạnh đặt lên vị trí bị dính bẩn, sau đó dùng khăn mềm sạch lau để loại bỏ vết bẩn nhanh chóng và hiệu quả.
Vết mực: Dùng rượu trắng hoặc keo xịt tóc đổ vào vết mực, sau khoảng 3 – 5 phút thì lấy khăn mềm ẩm lau sạch vết bẩn.
Vết nôn: Hòa tan baking soda với nước ấm rồi dùng khăn mềm lau đều lên vết bẩn. Trường hợp này cần tiến hành làm sạch càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tình trạng ẩm mốc và gây mùi khó chịu.
Những lưu ý giúp ghế nỉ ô tô được sạch và bền lâu hơn
Để ghế nỉ xe ô tô luôn mới, sạch đẹp và bền lâu, chủ xe nên lưu ý những điều sau:
Hút bụi xe thường xuyên 1 tuần 1 lần: Việc hút bụi 1 tuần/lần tùy giúp tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển nhanh chóng, không gây mùi hôi trên xe.
Lau sạch vết đổ và vết bẩn ngay khi chúng xuất hiện: Bạn nên chủ động trong việc vệ sinh ghế nỉ ô tô ngay khi phát hiện vết bẩn xuất hiện để chúng không bị ngấm quá sâu vào ghế.
Hạn chế việc ăn uống ngay trong xe: Bạn cần hạn chế ăn uống trên xe ô tô sẽ ngăn chặn việc rơi vãi thức ăn và đổ nước lên bề mặt ghế, từ đó giảm thiểu tình trạng ghế bị ố vàng, ẩm mốc và mùi khí chịu.
Tránh thấm nước quá nhiều vào bông ghế: Trong quá trình vệ sinh ghế nỉ ô tô, hãy sử dụng lượng nước vừa phải, tránh việc thấm nước quá mức vào lớp bông ghế bên trong khiến xe bị ẩm mốc.
Không hút thuốc lá trong xe: Thói quen hút thuốc lá trong xe sẽ khiến tàn thuốc bay và bám vào ghế. Điều này có thể vừa gây bẩn vừa giữ mùi thuốc lá lâu hơn.
Sử dụng vỏ bọc ghế hoặc chăn chống thấm nước có thể dễ dàng tháo rời: Nếu gia đình có con nhỏ hoặc thú cưng, hãy sử dụng bọc ghế hoặc chăn chống thấm nước để bảo vệ ghế nỉ khỏi bụi bẩn và vết bẩn.
Việc vệ sinh ghế nỉ ô tô định kỳ là rất cần thiết để duy trì vẻ đẹp và độ bền của ghế. Tần suất vệ sinh sẽ phụ thuộc vào tần suất sử dụng xe, nhưng tốt nhất nên ra các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng hoặc rửa xe chuyên dụng để được hỗ trợ tốt nhất. Hy vọng bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tự tin hơn trong việc chăm sóc ghế nỉ ô tô một cách hiệu quả.